Không nhận diện được thuê bao. Vui lòng truy cập bằng 3G/4G Viettel để trải nghiệm Cổng thông tin giải trí đa phương tiện NVGate và thực hiện đăng ký theo hướng dẫn.

CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE NVGATE

Tin tức

Cach khoi phuc va cai thien thi luc cho tre

Cách khôi phục và cải thiện thị lực cho trẻ

02/01/2018 0

Khi thị lực tốt nhất của trẻ chỉ trong khoảng 0,5/10 - 3/10 và bán kính tầm nhìn dưới 10 độ thì bị coi là thị lực kém. Thị lực kém và mù lòa đều được liệt vào danh sách những bất thường về mắt, gọi chung là khiếm thị.

Trong đó, tình trạng mất thị lực do cận thị được dự đoán sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050. Cận thị có nguy cơ trở thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới. Nếu so với thế giới thì tình hình thị lực của dân số Việt Nam không khả quan hơn, thậm chí còn có nhiều nguy cơ khác do độ phổ cập về chăm sóc sức khỏe thị lực tại Việt Nam còn chưa cao.

Vậy phải làm gì để cải thiện thị lực cho trẻ?

Để cải thiện thị lực, trẻ không chỉ cần thay đổi thói quem sinh hoạt khoa học mà còn nên thực hiện các bài tập mắt đơn giản bằng phương pháp yoga kết hợp thiền và khí công y đạo.

Những bài tập hấp dẫn chỉ với sợi dây, bút chì, ngọn nến… không chỉ giúp mặt trẻ được điều tiết, nghỉ ngơi mà còn tạo sự thích thú và hiệu quả.

Tập bút: Một tay cầm 1 chiếc bút, sau đó đưa thẳng tay ra trước mặt, rồi cho tay di chuyển sang trái và phải một cách chậm rãi. Đồng thời, mắt phải di chuyển theo tay, khi nào trẻ cảm thấy mỏi mắt, thì sẽ thực hiện phương pháp massage, thư giãn và giúp mắt nghỉ ngơi.

Mỗi lần tập, nên di chuyển bút sang trái – phải khoảng 10-15 lần và thực hiện khoảng 2-4 lần/ngày, mỗi lần 5 phút.

Tập nến: Cho trẻ ngồi trong căn phòng tối, giữa phòng thắp 1 cây nến, sau đó người tập sẽ ngồi tĩnh tâm, mắt nhìn thẳng vào ngọn lửa trên cây nến, cố gắng không chớp mắt nhiều lần. Khi nào thấy mắt mỏi thì có thể nhắm mắt lại cho mắt nghỉ ngơi sau đó thực hiện tiếp.

Mỗi ngày có gắng thực hiện 1-2 lần mỗi tối và mỗi lần khoảng 10-15 phút  để giúp mắt thư giản, cải thiện thị lực.

Tập dây: 2 người ngồi đối diện và cách nhau khoảng 1m, một người cầm một đầu của sợi dây  để phía bên cánh mũi của mình (cách mũi 1cm), còn người kia sẽ cầm đầu dây còn lại và di chuyển tấm bìa kiểm tra thị lực.

Chú ý, tấm bìa phải kề sát sợi dây, sau đó dần di chuyển ra xa rồi vào gần, cho tới khi người đối diện không thể đọc được chữ trên tấm bìa đó thì sẽ dừng lại và dùng bút màu đánh dấu điểm đó lên dây. Khi điểm đánh dấu ngày một cách xa mắt, nghĩa là mắt trẻ đang dần khôi phục thị lực.

Tuy nhiên, bên cạnh việc luyện tập, bố mẹ cũng nên chú ý bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc quá lâu với máy tính, ti vi, điện thoại; cần cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời; ngồi học đúng tư thế và có thời gian nghỉ ngơi cho mắt điều tiết…